Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 16
Tháng 03 : 800
Năm 2024 : 3.061
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NGHỆ THUẬT TRUYỀN CẢM HỨNG

HỌC TRÒ

Mấy năm trước, một học sinh nói với tôi: “Thầy ở trường tiểu học bảo em dốt, không giỏi cái gì”.

"Em có hai chọn lựa: Hoặc em chứng minh rằng thầy giáo sai, hoặc chấp nhận điều thầy nói là đúng", tôi bảo em, "nếu em chọn cách thứ nhất, tôi sẽ giúp".

HỌC TRÒ

Mấy năm trước, một học sinh nói với tôi: “Thầy ở trường tiểu học bảo em dốt, không giỏi cái gì”.

"Em có hai chọn lựa: Hoặc em chứng minh rằng thầy giáo sai, hoặc chấp nhận điều thầy nói là đúng", tôi bảo em, "nếu em chọn cách thứ nhất, tôi sẽ giúp".

Sau khi đánh giá kỹ năng của em, tôi cho học các môn phụ đạo để xây dựng lại nền tảng bộ môn. Nhằm giúp em tự tin, tôi phân công vài nhiệm vụ mà cậu có thể tự làm và liên tục khuyến khích, công nhận.

Cuối năm đó, em thu được kết quả khá hơn mong đợi. Bây giờ cậu đang làm việc tại Hà Nội và làm rất tốt.

Có những học sinh không học tốt vì họ tin rằng mình không "đủ thông minh". Khi đối diện với điều gì khó, họ thường bỏ cuộc. Không có tác động thích hợp, những học sinh này sẽ phát triển thái độ "không làm được đâu" và để mọi thứ tiếp tục bê trễ thay vì biết cách giải quyết nó.

Nếu nhìn kỹ vào tâm lý này, bạn có thể thấy phần lớn họ là nạn nhân của nhiều thất bại ở trường từ nhỏ nên cảm thấy bất lực trong việc học.

Lý do là họ đã mất nền tảng cơ bản trước đây. Chẳng hạn, một số người không thích tính toán hay lượng giác vì không có nền tảng tốt trong số học cơ bản. Có thể trong những năm đầu vào trường, họ đã không học tốt các khái niệm toán học. Nếu họ không hiểu giá trị của hệ thống số và các phép cộng, trừ, nhân và chia, làm sao thầy cô có thể mong đợi họ đi xa hơn?

Khi học sinh yếu một môn, họ mất tự tin học cả các môn khác và điều đó ảnh hưởng tới việc học chung. Chung cuộc, họ tụt lại sau cả lớp.

Điều học sinh cần đầu tiên là phát triển tự tin trong bản thân. Do đó, nhiệm vụ của các thầy cô là làm sao để học sinh biết rằng, thầy cô luôn sẵn sàng giúp, bằng việc cho học sinh thấy luôn có giải pháp cho mọi vấn đề, học trò sẽ được nhận sự hỗ trợ.

Một số thầy cô tin rằng việc làm của họ chỉ là truyền thụ tri thức, không tham gia vào việc học của học sinh. Nếu học sinh lười học, đó là vấn đề riêng của trò.

Tuy nhiên, tôi lại nhìn việc dạy theo cách khác. Học sinh ngày nay có thể tìm ra gần như mọi kiến thức từ nhiều nguồn: sách giáo khoa, tài liệu trực tuyến, website và các khóa học mở. Việc của tôi là giúp hướng dẫn và hỗ trợ quá trình học của họ.

Ngay cả khi có sẵn khóa học trực tuyến, sách giáo khoa và tài liệu tốt nhất, học trò vẫn sẽ không học nếu họ không được hướng dẫn và động viên đúng cách. Động cơ hay ham muốn học là yếu tố then chốt trong thành công của học sinh và nhà trường. Người dạy có thể đóng góp quan trọng vào việc này.

Chúng ta đang sống trong thế giới số thức, đầy thông tin. Gần như mọi thứ ta cần đều sẵn có trực tuyến. Do đó, vai trò của thầy cô đã đổi từ truyền thụ tri thức sang hướng dẫn, giúp đỡ và truyền cảm hứng để các em học, bằng việc xác định rõ ràng các mục tiêu học tập cặn kẽ cho từng em, thầy cô sẽ giúp sự học thay đổi.

Là thầy giáo, tôi luôn dùng ngày đầu tiên lên lớp để giải thích nội dung môn học, lý giải cặn kẽ tại sao cần học môn này, tại sao một số chủ điểm là quan trọng và động viên các em. Tôi cũng nói rõ vì sao môn học này quan trọng với tôi, vì sao tôi chọn dạy nó, kiểu phương pháp tôi sẽ dùng và mong đợi của tôi về các em.

Hầu hết các trò đều hứng khởi khi tôi dành thời gian cho biết tại sao họ cần môn học này; họ sẽ có khả năng làm gì, phát triển kỹ năng nào và tại sao các kỹ năng đó quan trọng cho phần đời còn lại của họ.

Tôi bao giờ cũng nói thêm: "Nếu các em học tốt, điểm tốt sẽ tới. Điểm có thể quan trọng với em bây giờ, nhưng việc học quan trọng hơn nhiều". Khi học sinh tốt nghiệp, điểm mất đi, nhưng việc học sẽ ở lại cùng họ suốt cuộc đời.

Một bí quyết khác để động viên người học là chia sẻ thật nhiệt tình. Khi lớp năng động và đầy hăng hái, nó trở thành môi trường học tập đích thực, nơi trò học từ các thầy nhưng thầy cũng học từ trò nữa. Khi biết thầy cô chăm nom cho họ, trò sẽ chăm chỉ hơn, bởi họ không muốn làm thất vọng người mình kính trọng.

Những ngày này, trong bối cảnh Covid-19, tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, thầy và trò đang bị chia cách bởi mô hình học trực tuyến. Không gặp mặt, tương tác không trực tiếp, những ô màn hình nhỏ sẽ cản trở đáng kể nhiệt huyết và sự say mê dạy và học. Nhiều thầy cô chia sẻ, họ cảm thấy lạc lõng, mất phương hướng trong những giờ dạy như độc thoại.

Sau hơn chục năm giảng dạy, tôi nhận ra: Khi thầy cô hăng hái dạy, học sinh cũng sẽ hăng hái học. Trong bối cảnh chia cách của dịch bệnh, điều trên hết thầy cô không thể đánh mất, là sợi dây liên hệ gần gũi, sôi động với học trò - những người bạn đồng hành của họ.

 


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip