Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 17
Tháng 04 : 871
Năm 2024 : 4.007
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ HỖ TRỢ TÂM LÍ HỌC SINH BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

VÀ HỖ TRỢ TÂM LÍ HỌC SINH BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

VÀ HỖ TRỢ TÂM LÍ HỌC SINH BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Thời gian thực hiện: 20/4/2023

Giáo viên báo cáo: Phùng Văn Tiêm

 

I./ Khái niệm bạo lực học đường

Luật Bảo vệ trẻ em 2016 nêu rõ "Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dựnhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em"

 

II./  Thực trạng bạo lực học đường:

  • Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đầu năm 2010 cả nước có 1.600 vụ học sinh đánh nhau, làm chết 7 em, nhiều học sinh phải mang thương tật suốt đời
  • Theo thống kê của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội số vụ bạo hành trong trường học năm 2012 tăng 13 lần so với 10 năm trước đây

 

III. Nguyên nhân gây ra bạo lực học đường

Thứ nhất, đó là nguyên nhân từ chính các em học sinh. Theo một báo cáo của Viện khoa học giáo dục Việt Nam, đối tượng tham gia đánh nhau hầu hết là học sinh ở cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông (từ 12-17 tuổi), đây là lứa tuổi mà tâm, sinh lý các em có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự chứng tỏ bản thân, dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, tâm lý có những nét bất ổn, đôi lúc bốc đồng, không kiểm soát được hành vi bản thân. Trong giai đoạn này, chỉ cần sự tác động, kích thích xấu từ bên ngoài cũng khiến các em học theo, do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử, sự non nớt trong kỹ năng sống, sự sai lệch trong quan điểm, chuẩn mực sống... sẽ dẫn đến nhận thức và hành động sai.

Thứ hai, nguyên nhân từ môi trường gia đình và xã hội: môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ được sinh ra tiếp xúc là gia đình, bố, mẹ là những người có ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng nhất đến việc hình thành tính cách, nhân cách và định hướng sống của con cái. Trong tình hình hiện nay, có không ít ông bố, bà mẹ dạy con bằng cách la mắng, đánh đập thô bạo con khi con mắc sai lầm, dần dần đã hình thành trong con cái tính hung hăng hơn. Việc con cái tiếp xúc với văn hóa  như phim ảnh, sách báo, game, đồ chơi (kiếm, súng) mang tính bạo lực... cũng gây ra những tác động tiêu cực, thúc đẩy sự gia tăng tính hung hăng ở trẻ.

Môi trường xã hội cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng bạo lực học đường. Đa số những vụ việc bạo lực học đường thường xảy ra với những thanh thiếu niên sống trong cộng đồng dân cư có môi trường sống thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, nghèo khổ, nhiều đối tượng nghỉ học sớm, chơi bời lêu lổng, nơi có nhiều tệ nạn xã hội... khi tiếp xúc với nhiều đối tượng xấu đó đã tác động xấu tới các em, dần dần đưa vào môi trường học đường và tác động, ảnh hưởng đến những học sinh khác trong nhà trường.

Thứ ba, nguyên nhân từ nhà trường: các trường học còn nặng về việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người. Mặt khác, cuộc sống thực dụng, chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã làm cho giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo bị xuống cấp. Một số vụ việc học sinh đánh nhau ngay tại lớp học nhưng nhà trường không hay biết, chỉ đến khi trên mạng xuất hiện clip mới quay lại xác minh, xử lý.

IV/. Tâm lý trẻ gây bạo lực

  • Thích khẳng định bản thân và có nhu cầu kiểm soát cao,
  • Sai lệch về niềm tin, nhận thức: bạo lực phải đáp trả bằng bạo lực, thiếu sự bao dung, đổ lỗi cho người khác
  • Không tự tin về bản thân và đánh giá thấp về giá trị bản thân
  • Hung tính, không kiểm soát được cảm xúc, chấp nhận sự tàn nhẫn
  • Thích sự tung hô, thích nổi bật, muốn gây ảnh hưởng tới mọi người
  • Thiếu hiểu biết về pháp luật
  • Thiếu kỹ năng giao tiếp

 

V/. Tâm lý trẻ bị bạo lực

  • Niềm tin tiêu cực về bản thân (mình yếu đuối, mình thua cuộc, mình không xứng đáng, mình không thể thắng, mình sai, …)
  • Trẻ nhút nhát, thiếu kỹ năng ứng xử
  • Lòng tự trọng thấp (mình sai, mình kém cỏi…)
  • Luôn sợ hãi, lo lắng, suy sụp, khủng hoảng..
  • Sự đè nén về tức giận

- Trẻ bị bạo lực trong thời gian dài dễ dẫn đến mắc hội chứng "sợ bị hủy hoại" vì vậy các em dễ bị khuất phục bởi bạo lực.

 

VI./ Hậu quả nghiêm trọng của vấn nạn bạo lực học đường

Bạo lực học đường có thể ảnh hưởng xấu đến cả những đứa trẻ trải nghiệm và chứng kiến cũng như cha mẹ của chúng đồng thời khiến cho chất lượng giáo dục đi xuống. Cụ thể như sau:

1. Ảnh hưởng đến trẻ em bị bạo hành

Trẻ em từng là nạn nhân của bạo hành hoặc tiếp xúc với bạo hành ở một mức độ nào đó đôi khi sẽ tin rằng trở nên bạo lực chính là cách duy nhất giúp chúng được an toàn. Khi thực hiện hành vi bạo lực, chúng có thể cảm thấy thỏa mãn vì nhu cầu về sức mạnh cũng như sự an toàn được đảm bảo.

Tuy nhiên, cảm giác thỏa mãn chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Bởi sau đó chúng bắt đầu tỏ ra sợ hãi bị trừng phạt hoặc gặp quả báo. Điều này có thể gây ra tức giận, đôi khi còn dẫn tới bạo lực hơn do chúng sợ hãi những gì có thể xảy ra nếu chúng không tự bảo vệ mình.

Bạo lực học đường là chấn thương tâm lý và có khả năng gây ra đau khổ tâm lý đáng kể. Trường hợp một người nào đó có não bộ chưa phát triển đầy đủ bị chấn thương thì não của họ có thể bị tác động nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự tập trung, chú ý, khả năng kiểm soát cảm xúc cũng như sức khỏe lâu dài của họ.

Ở một khía cạnh khác, nạn nhân của bạo lực học đường có thể bị thương, trải qua những vết trầy xước, bầm tím hay thậm chí là gãy xương, tàn tật hoặc chấn động. Theo một nghiên cứu vào năm 2019 thì trẻ em bị bạo lực học đường có nguy cơ gặp các tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần lâu dài.

Các vấn đề có thể gặp thường bao gồm lạm dụng chất kích thích, rối loạn gắn kết, tiểu đường, béo phì, bệnh tim, các bệnh hô hấp,… Ai đó càng trải qua tuổi thơ bị bạo lực thì sẽ càng có nhiều rủi ro đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của họ khi trưởng thành.

Học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất

2. Ảnh hưởng đến trẻ em chứng kiến bạo lực học đường

Trẻ em chứng kiến bạo lực học đường có thể cảm thấy tội lỗi khi nhìn thấy nó. Thậm chí là quá sợ hãi và không dám ngăn chặn nó. Chúng cũng có thể cảm thấy bị đe dọa và não bộ có thể phản ứng theo cách tương tự như một nạn nhân từng đối mặt với bạo hành học đường.

Ngoài ra, trẻ em trải qua hoặc chứng kiến bạo lực thì niềm tin cơ bản của chúng về cuộc sống và về người khác thường bị thay đổi. Chúng không còn tin rằng thế giới là an toàn và điều này có thể gây tổn hại lâu dài đến sức khỏe tinh thần.

Để một đứa trẻ có thể tự chăm sóc bản thân khi chúng lớn hơn thì trước hết chúng cần phải cảm thấy an toàn và được chăm sóc. Học cách đối phó với các mối đe dọa chính là một bài học nâng cao cần phải được xây dựng trên nền tảng của sự tự tin và cảm giác an toàn.

3. Tác động đến cha mẹ

Tình trạng bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến học sinh mà còn tác động không ít đến các bậc phụ huynh. Đặc biệt là với những bậc phụ huynh có con là nạn nhân của tình trạng này, họ cũng sẽ rơi vào trạng thái hoảng hốt và lo lắng. Thậm chí không biết phải xử trí như thế nào cho phù hợp và đúng đắn.

Các bậc cha mẹ có thể phản ứng với bạo lực học đường theo nhiều cách khác nhau. Một số cha mẹ có thể khuyến khích con cái của họ bắt nạt người khác. Họ có suy nghĩ méo mó rằng bạo lực chính là sức mạnh.

Trong khi đó một số cha mẹ khác lại lại cố gắng dạy con họ hành động theo cách không thu hút sự bắt nạt hoặc bạo lực. Tuy nhiên điều này thường không mang lại hiệu quả và nó có thể khiến đứa trẻ tự trách bản thân mỗi khi bị bắt nạt.

Cũng có những bậc phụ huynh chủ động và cố gắng làm việc với nhà trường khi cần thiết để giữ an toàn cho con của họ. Có vẻ như đây là giải pháp hiệu quả và lâu dài nhất mà các bậc cha mẹ cần chú ý đến.

4. Ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục

Bạo lực học đường có thể khiến cho môi trường giáo dục trở nên tiêu cực. Cùng với đó là chất lượng giáo dục cũng bị suy giảm rõ rệt. Các em học sinh là nạn nhân của bạo hành thường có xu hướng sợ hãi và không thể tập trung vào việc học. Nhiều em còn không dám đến trường dẫn đến kết quả học tập sa sút, thậm chí phải thi lại hoặc lưu ban.

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng có thể khiến cho chất lượng giáo dục đi xuống

Học sinh gây bạo lực cũng sẽ phải đối mặt với việc chịu kỷ luật từ phía nhà trường. Trường hợp nhẹ có thể là đình chỉ học tập tạm thời hoặc bị cho thôi học. Thậm chí ở mức độ nghiêm trọng còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngoài ra, những em học sinh gây bạo lực cũng thường có kết quả học tập kém, không tập trung vào việc học mà chỉ thích thể hiện sức mạnh và cái tôi cá nhân.

Đối với những em học sinh không phải là nạn nhân hoặc không tham gia bạo hành mà chỉ chứng kiến cũng bị ảnh hưởng không ít. Chúng luôn phải sống trong tâm thế sợ hãi và lo lắng. Điều này sẽ tác động xấu đến quá trình học tập. Một môi trường học tập tiêu cực sẽ kéo theo chất lượng giáo dục đi xuống rõ rệt.

VII./ Giáo dục và xử lý các vụ việc liên quan đến bạo lực học đường

BLHĐ ở độ tuổi tiểu học không xuất phát từ những nhận thức của trẻ về sự đúng sai mà phần lớn từ bản năng tự vệ của trẻ. Hoặc những trêu chọc để thỏa mãn cảm xúc bản thân. Hoặc do trẻ thiếu kỹ năng giao tiếp. Bộc phát…

  • Chủ yếu giáo dục cho trẻ thông qua câu chuyện kể, các trò chơi mang tính giáo dục
  • Khi phát hiện ra những trường hợp BLHĐ trong độ tuổi này cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và phân tích cho trẻ cách xử lý đúng tránh BLHĐ
  • Hướng dẫn trẻ các kỹ năng sống tránh gây mâu thuẫn.
  • Ở độ tuổi THCS những hành vi BLHĐ đều có nhận thức và tính toán. Nhiều em nhận thức được hậu quả của hành vi bạo lực do mình gây ra đối với nạn nhân tuy nhiên ở mức độ ảnh hưởng như thế nào thì các em chưa đo lường được dẫn đến những hành vi BLHĐ độ tuổi này thường mang tính chất nghiêm trọng.
  • Giáo dục cho trẻ thông qua tình huống thực tế, khách quan. Người chia sẻ không lồng ghép câu chuyện liên quan đến bản thân
  • Cấp độ phòng ngừa
  • Tuyên truyền giáo dục KNS cho HS/ cha mẹ/ giáo viên
  • Nâng cao cảnh giác/ tố giác/ phát hiện
  • Tuyên dương những hành vi tốt trong việc giải quyết/ hỗ trợ xử lý BLHĐ
  • Tuyên truyền kiến thức pháp luật
  • Cấp độ hỗ trợ
  • Phát hiện và giải quyết kịp thời và triệt để
  • Hỗ trợ nạn nhân và cả đối với người gây bạo lực về tâm lý và thể chất, kns…
  • Đánh giá nguy cơ bị bạo lực tiếp theo (biểu mẫu nghị định 56 Luật BVTE 2016)
  • Cảnh báo vấn đề với những người có trách nhiệm trong nhà trường
  • Tìm hiểu nguyên nhân gây BLHĐ, Liên hệ với gia đình hai bên để tìm hướng giải quyết
  • Can thiệp
  • TÌm kiếm sự giúp đỡ từ phía các cơ quan chức năng
  • Lên kế hoạch hỗ trợ can thiệp cá nhân (biểu mẫu nghị định 56 Luật BVTE 2016)
  • Lên kế hoạch truyền thông giáo dục cho học sinh
  • Hỗ trợ can thiệp và tham vấn tâm lý cho nạn nhân và người gây BL
  • Phối hợp/ hợp tác với các cơ quan chức năng giải quyết sự việc xảy ra
  • Giữ bí mật thông tin cá nhân của cả nạn nhân và người gây bạo lực

 

VIII. Vai trò của nhà trường đối với phòng chống BLHĐ


- Vai trò của NT quan trọng trong việc phòng ngừa BLHĐ.

  • Có nội quy nhà trường và lớp học (nội quy lớp học nên cùng trẻ xây dựng)
  • Giáo viên ứng xử công bằng
  • Giáo viên luôn tin vào những chia sẻ của trẻ về vấn đề bạo lực
  • Quan tâm tới hoàn cảnh của HS có nguy cơ bị BLHĐ/ nguy cơ gây BLHĐ
  • Khoanh vùng những nhóm trẻ có nguy cơ bị BLHĐ/nguy cơ gây BLHĐ
  • Đào tạo/ tập huấn cho giáo viên, cán bộ nhà trường về vấn đề BLHĐ
  • Giải phóng những áp lực tâm lý cho cán bộ gv trong NT
  • Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động đề cao sự tự tìm hiểu và tự vận dụng những kiến thức hay những trải nghiệm của bản thân trẻ.
  • Giáo dục thông qua những người có tầm ảnh hưởng và uy tín đối với trẻ
  • Các hình thức hoạt động giáo dục là điều quan trọng trong việc thành công. Tránh giáo điều, nói nhiều hay những kinh nghiệm đã cũ của bản thân bố mẹ hay thầy cô
  • Những sản phẩm giáo dục phải phù hợp với những xu thế xã hội/ ngôn ngữ xã hội mà trẻ đang quan tâm/ sử dụng (âm nhạc, hội họa, tranh ảnh, phim… các nền tảng ứng dụng xã hội…)
  • Tham vấn trị liệu tâm lý
  • Tìm hiểu môi trường gia đình trẻ sống, cùng gia đình đưa ra những cách thức hỗ trợ giáo dục trẻ.
  • Giáo dục cho phụ huynh những vấn đề liên quan đến tâm lý và giao dục con cái.
  • Quan tâm đến những bất thường về tâm lý hoặc thể chất của HS
  • Giáo dục cho HS về pháp luật và các vấn đề liên quan
  • Giáo dục cho HS về giá trị sống (hòa bình, tôn trọng, khoan dung, hợp tác, trung thực, khiêm tốn, hạnh phúc, trách nhiệm, giản dị, tự do, đoàn kết, yêu thương…)
  • Giáo dục KNS cho HS
  • Giáo dục tính nhân văn, nhân ái trong nhà trường
  • Hình thức tổ chức tuyên truyền hiệu quả
  • Vòng tay bạn bè hỗ trợ những bạn yếu thế

IX. Vai trò của gia đình đối với phòng chống BLHĐ

  • Không phó mặc trẻ cho nhà trường
  • Cha mẹ luôn là tấm gương để trẻ học hỏi
  • Có nội quy của gia đình và bố mẹ phải tuân thủ
  • Không ứng xử thiên lệch giữa các anh chị em
  • Ứng xử phù hợp với lứa tuổi
  • Mỗi đứa trẻ có những tính cách khác nhau và không có cách dạy dỗ giống nhau giữa những đứa trẻ
  • Loại bỏ ứng xử bạo lực trước mặt trẻ
  • Giúp trẻ cảm nhận được giá trị hạnh phúc
  • Tôn trọng quyền trẻ em
  • Giáo dục tính nhân văn, nhân ái trong gia đình

X. Các phương pháp dạy kỹ năng sống cho HS

*Một số kiến thức kỹ năng sống cần hỗ trợ cho HS

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
  • Kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng nhận biết BLHĐ
  • Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
  •  Kỹ năng từ chối trong giao tiếp
  • Kỹ năng trình bày vấn đề
  • Kỹ năng tự tin trong giao tiếp
  • Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

* Thảo luận về:

- Phương pháp dạy kỹ năng sống cho HS tiểu học

- Phương pháp dạy kỹ năng sống cho HD THCS

- Phương pháp kịch nói

- Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp sử dụng âm nhạc

- Phương pháp sử dụng hội họa

- Phương pháp tuyên truyền

- Phương pháp kịch tương tác

- Phương pháp kể chuyện/ kể chuyện tương tác

- Phương pháp dạy KNS thông qua hình ảnh (tranh ảnh, phim…)

- Phương pháp dạy KNS thông qua trò chơi

XI./ Các kỹ năng tham vấn học đường

  1. 1. Kỹ năng lắng nghe:

* Các nguyên tắc

  • Thực sự sẵn sàng lắng nghe khi chúng ta không bị thúc bách về mặt thời gian
  • Lắng nghe bằng cảm xúc và sự chân thành
  • Chờ đợi thân chủ nói và cho phép họ im lặng để tiếp nối các câu chuyện của mình (25-30s)
  • Phản hồi
  • Không hỏi vặn vẹo, ngăt lời
  • Không gợi ý hoặc đưa ra lời khuyên hay đón trước ý

Những biểu hiện của kỹ năng lắng nghe

  • Sự hoà nhập ngôn ngữ cơ thể (giọng nói, tu thế ngồi, cử chỉ điệu bộ…)
  • Sử dụng các câu trả lời tối thiểu, khuyến khích: à,uhm, cô đang nghe cháu nói đây, cháu tiếp tục đi, kể them cho cô nghe, cô hiểu…
  • Không bộc lộ cảm xúc lộ liễu: ồ, à, thật sự quá
  • Sử dung phản hồi ngắn: Dường như cháu cảm thấy thất vọng khi bạn nói xấu cháu? Có vẻ cháu không nhận ra lỗi của mình? Hình như em đang cho rằng mẹ hiểu sai ý em?..
  • Đặt các câu hỏi ngắn: thế rồi sao nhỉ? Cháu cảm thấy thế nào khi bị bạn nói xấu?...
  • Lưu ý những điều thiếu sót, không rõ rang:  ý cháu là gì khi cháu nói…
  • Cháu hãy nói rõ hơn câu… có nghĩa là như thế nào?...
  • Tóm tắt lại câu chuyện, đoạn kể trẻ vừa nói

2. Kỹ năng đặt câu hỏi

  • Câu hỏi đóng, câu hỏi mở
  • Câu hỏi tìm thông tin chung
  • Câu hỏi hướng về mục đích
  • Câu hỏi phản hồi
  • Câu hỏi lựa chọn

*/Lưu ý

  • Không đặt cau hỏi kép
  • Không hỏi câu hỏi chất vấn
  • Không đặt câu hỏi mang tính chất nghi ngờ

3./KỸ NĂNG PHẢN HỒI

     * Các Loại phản hồi

- Phản hồi về nội dung: nhắc lại ngắn gọn về nội dung mà trẻ vừa kể, lưu ý sử dụng ngôn ngữ của TC về cảm xúc hay sự kiện đảm bảo ý nghĩa họ vừa kể

- Phản hồi cảm xúc:

- Phản hồi soi sáng: là làm sang tỏ những vô thức của trẻ mà trẻ chưa nhận thức được hết

*  Một số mẫu câu phản hồi

  • Dường như là…
  • Tôi có cảm nhận rằng…
  • Như vậy, bạn muốn rằng…
  • Hình như bạn…
  • Tôi cảm thấy những bức xúc của bạn liên quan tới…
  • Có vẻ bạn đang cảm thấy…
  • Tôi đã cố gắng hiểu ý bạn nói, ý bạn muốn nói là…
  • Có thể thấy rằng bạn đang cảm thấy…

4. Kỹ năng thấu cảm: đặt vào hoàn cảnh của TC để cảm nhận về những điều họ nói. Giúp họ thấy mình có giá tri và thay đổi

  • Mức độ 1: khiến TC cảm thấy khó chịu, bất ổn
  • Mức độ 2: Nói về vấn đề gặp phải nhưng không tâp trung vào cảm xúc của thân chủ, không thúc đẩy thay đổi hành vi và suy nghĩ trong thực tế
  • Mức độ 3: lời nói có thấu cảm giúp thân chủ vơi đi nỗi long do cảm thấy có người hiểu mình
  • Mức 4: chỉ ra được những giá trị tích cực của thân chủ và cho họ thấy bản thân có giá trị và thay đổi

5. Kỹ năng xử lý im lặng

  • Tìm hiểu nguyên nhân im lặng
  • Để TC duy trì 25-30s
  • Gọi tên lý do im lặng (đòi hỏi phải nhạy cảm để phán đoán)
  • Thấu cảm
  • Khuyến khích họ nói ra vấn đề của mình
  • Cho họ thấy chúng ta sẽ giúp đỡ khi họ sẵn sang
  • Bảo mật thông tin

6. Kỹ năng đương đầu thách thức: là sự mô tả của nhà TV chỉ ra sự khác biệt trong nội dung, suy nghĩ, cảm xúc và hành vi khiến cho thân chủ không dám vượt qua khó khan để làm một việc gì đó.

  • Dùng khi:
  • Nói về sự việc một cách lộn xộn
  • Khi tc có hành vi tự huỷ hoại bản thân
  • Khi lảng tránh vấn đề khiến họ bối rối, khó nghĩ
  • Vòng vo lặp đi lặp lại một câu chuyện
  • Không thống nhất giữa lời nói và hành vi phi ngôn ngữ

 

 

                                                                      Tân Quang ngày 15 tháng  4 năm 2023

                                                                                        Người thực hiện

 

 

 

 

 

                                                                                     Phùng Văn Tiêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip