Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5
Tháng 11 : 5
Năm 2024 : 9.575
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CHIẾN LƯỢC - TẦM NHÌN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG 2020-2025 PHƯƠNG HƯỚNG 2030

CHIẾN LƯỢC - TẦM NHÌN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS TÂN QUANG

 

 

Số: 36/KH-THCSTQ

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Tân Quang, ngày 10 tháng 9 năm 2020

KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIAI ĐOẠN 2020-2025 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

 

Thực Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

Trường THCS Tân Quang xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình xây dựng và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết định của Hội đồng trường và nhà trưởng. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Tân Quang là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, NQ của Đảng bộ huyện, Đảng bộ xã Tân Quang cùng góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của xã Tân Quang phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

PHẦN I

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

I. Đặc điểm tình hình

1. Tình hình địa phương

- Xã Tân Quang nằm gần khu trung tâm huyện lị, phía đông giáp giáp danh xã Trưng Trắc; Tây giáp danh với Kiêu Kỵ Gia Lâm Hà Nội; Phía Nam giáp với Nghĩa Trụ Văn Giang, phía Bắc giáp với thị Trấn Như Quỳnh. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên 602,5ha và số dân 10.978 nhân khẩu với 8 thôn và hai khu phố.

- Xã Tân Quang là một xã công nghiệp đầu tiên của huyện Văn Lâm, trong những năm gần đây, nền kinh tế của địa phương phát triển với tốc độ nhanh, đời sống của nhân dân được nâng lên nhiều, người lao động có nhiều cơ hội về việc làm với thu nhập cao và ổn định, năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt 62 triệu đồng/người/năm; trên địa bàn xã hiện có trên 150 doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động tại địa phương, hơn 200 cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh với những ngành nghề chủ yếu là mua bán, sơ chế, chế biến thực phẩm; kinh doanh ăn uống; giết mổ gia súc, gia cầm... tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhân dân.

Các nghề truyền thống ở địa phương như chế biến nông sản thực phẩm, trồng và sơ chế cây thuốc nam... được duy trì. - Công tác xã hội hóa giáo dục ở xã Tân Quang đã được chú trọng. Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và cả xã hội thường xuyên quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đã huy động  được nhiều nguồn lực từ các tổ chức đoàn thể, của nhân dân địa phương, tạo được sự đồng thuận cao, sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trường-Gia đình-Xã hội trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiêu biểu như năm học 2018-2019 được một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã Tân Quang ủng hộ 28 bộ điều hòa lắp đạt tại các phòng học của nhà trường

- Nhân dân Tân Quang có truyền thống hiếu học từ xưa tới nay. Các nhà trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn đều là những trường có chất lượng giảng dạy tốt, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết trách nhiệm với nghề; các em học sinh cơ bản chăm ngoan, học giỏi.

2. Tình hình nhà trường 4 năm học gần đây

2.1. Tình hình chung

- Trường THCS Tân Quang được tái thành lập từ năm 1989. Là một trường THCS phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Nhà trường được công nhận trường Chuẩn Quốc gia năm 2006, đạt Kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 2 năm 2016. Trong những năm học vừa qua, nhà trường đã không ngừng phấn đấu và trưởng thành, từng bước khẳng định vị trí mình trong hệ thống giáo dục của huyệnVăn Lâm, là địa chỉ tin cậy để phụ huynh trong xã gửi gắm con em mình học tập và rèn luyện tại cấp học THCS. Hàng năm nhà trường đều đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến, Tập thể lao động xuất sắc, được nhận Bằng khen, Giấy khen của UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Văn Lâm đặc biệt năm học 2018-2019 trường được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.

- Cơ sở vật chất nhà trường được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự đầu tư kinh phí tài chính của của Đảng ủy - HĐND - UBND xã Tân Quang đã xây dựng ngôi trường ngày càng khang trang, sạch đẹp, trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng đủ theo yêu cầu của việc đổi mới hoạt động dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

- Ban lãnh đạo nhà trường là những cá nhân, tập thể nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm cao, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Tích cực trong công tác tham mưu với các cấp, các ngành để từng bước xây dựng CSVC nhà trường theo mục tiêu khang trang, sạch đẹp, khoa học nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu chính trị hàng năm của đơn vị. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức, triển khai, kiểm tra đánh giá sâu sát. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.

- Đội ngũ giáo viên của trường có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trách nhiệm cao trong công tác. Các đồng chí giáo viên đều có tinh thần tự học, tự rèn cao, cùng đoàn kết giúp đỡ nhau để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phương phápgiảng dạy.

- Học sinh của nhà trường cơ bảnđều chăm ngoan, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức tốt. Trong các năm học vừa qua, chất lượng giáo dục của nhà trường đã được nâng lên rõ rệt, chất lượng đại trà ổn định, chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi có nhiều khởi sắc.

- Nhà trường nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể xã hội và sự ủng hộ của Hội Cha mẹ học sinh. Tất cả sự quan tâm, ủng hộ đó đã góp phần quan trọng vào chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường trong suốt thời gian qua.

2.2. Giáo viên

Năm học

Tổng số

Trình độ chuyên môn

Khen thưởng

CBQL

GV

NV

Thạc sỹ

ĐH

TC

CSTĐ

GV giỏi tỉnh

GV giỏi  huyện

Khen thưởng khác

2016-2017

2

24

3

0

23

1

 

3

0

4

1

2017-2018

2

24

3

0

24

0

 

3

0

2

2

2018-2019

2

24

3

0

24

0

 

3

0

2

2

2019-2020

2

26

3

0

25

1

 

2

0

2

4

2.3. Học sinh

- Số lớp và số học sinh

TT

Số liệu

Năm học

2016 – 2017

Năm học

2017- 2018

Năm học

2018 - 2019

Năm học

2019 - 2020

 

1

Tổng số học sinh

440

529

590

655

 2

- Nữ

203

231

274

323

 3

- Dân tộc thiểu số

02

03

04

5

 4

- Khối lớp 6

138

170

178

191

 5

- Khối lớp 7

116

131

166

173

 6

- Khối lớp 8

113

117

129

164

 7

- Khối lớp 9

73

111

117

127

 

- Xếp loại hai mặt giáo dục, khen thưởng:

Số liệu

Năm học

2016 – 2017

Năm học

2017- 2018

Năm học

2018 - 2019

Năm học

2019 - 2020

Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi

8,4

8,9

9,3

9,92

Tỷ lệ học sinh xếp loại khá

43,3

40,1

38

37,4

Tỷ lệ học sinh xếp loại yếu

8,4

9,5

9,8

13,58

Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt

70,3

76,7

84,8

89,2

Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá

20

13,6

5,8

10,1

Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình

8,8

9,1

9,5

0,76

Tổng số học sinh giỏi cấp huyện/tỉnh

35/0

33/3

18/1

12/3

Tỉ lệ HS đỗ vào lớp 10

90%

73,75

74,35

71,25

 

2.4.Về cơ sở vật chất

- Phòng học: 16 phòng kiên cố cao tầng.

- Phòng bộ môn: 7 phòng kiên cố cao tầng.

- Phòng Tin học: 1 phòng (20 máy vi tính).

- Phòng Thư viện: 1phòng đọc sách (Thư viện xanh)

- Phòng Thiết bị: 1 phòng chứa đồ TB,ĐD bộ môn.

- Phòng Công Đoàn-Tiếp dân: 1 phòng.

- Phòng Truyền thống nhà trường: 1 phòng.

- Phòng  Đoàn- Đội: 1 phòng.

- Phòng khu hành chính, hiệu bộ: 5phòng.

3. Điểm mạnh và điểm hạn chế

3.1. Điểm mạnh

- Nhà trường nhận được sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Lâm, sự quan tâm của Đảng ủy-HĐND-UBND xã chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ, hiện đại. Các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trong xã ủng hộ, phối hợp chặt chẽ cùng nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

- Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viêncó trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục năm 2019 trên 90%; có tinh thần đoàn kết, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cùng nhau xây dựng nhà trường vững mạnh.

- Học sinh của nhà trường đều chăm ngoan, có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức tốt. Học sinh có tinh thần đoàn kết, giữ gìn môi trường và bảo vệ của công. Không có hiện tượng học sinh hư cá biệt, không xảy ra tệ nạn xã hội và bạo lực trong nhà trường.

3.2. Điểm hạn chế

- Trong các năm học gần đây sĩ số học sinh tăng nhanh, cơ sở vật chất của nhà trường chưa đủ đáp ứng với nhu cầu của học sinh trong một lớp học (diện tích phòng học khu nhà cũ còn nhỏ, đồ dùng thí nghiệm chưa có nhiều bộ cho học sinh thực hành, phòng máy vi tính chưa đủ cho mỗi học sinh học tập theo quy định…).

- Nhà trường vẫn còn một số ít học sinh con hộ nghèo, hộ cận nghèo, con mồ côi hoặc bố mẹ ly dị… Các em này còn gặp nhiều khó khăn trong học tập và đời sống, chưa nhận được sự quan tâm chăm sóc, giáo dục đầy đủ từ gia đình nên nhà trường còn nhiều trăn trở, kết quả giáo dục chưa đồng đều trong toàn trường.

- Còn một số giáo viên trẻ mới vào nghề còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý lớp cũng như phương pháp giảng dạy.

- Ban giám hiệu cả hai đồng chí cùng bộ môn ngoại ngữ, nên trong công tác chỉ đạo điều hành đặc biệt chỉ đạo tổ, chuyên môn còn nhiều hạn chế.

- Còn một số gia đình, ch mẹ học sinh mải làm ăn, chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con cái, chưa cùng con xây dựng được động cơ, mục tiêu học tập.

II.Thời cơ và thách thức

1. Thời cơ

- Nhà trường là cơ sở giáo dục có bề dày truyền thống dạy tốt-học tốt từ nhiều năm nay, là địa chỉ tin cậy của nhân dân địa phương gửi gắm con em đến học tập và rèn luyện. Trong những năm gần đây chất lượng của nhà trường đã được cải tiến rõ rệt, được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp.  

- Trong các năm học vừa qua, nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Lâm, sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; sự đồng thuận vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể và Hội phụ huynh học sinh và nhân dân trên địa bàn trong việc giáo dục thế hệ trẻ.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, nhiệt tình, trách nhiệm, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm tốt, đáp ứng nhanh với nhu cầu đổi mớivà hội nhập.

2.Thách thức

- Nhà trường có truyền thống Dạy tốt-Học tốt từ nhiều năm, chính quyền, nhân dân và cha mẹ học sinh đặt niềm tin, trao trọng trách lớn cho nhà trường và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong việc nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường, đưa nhà trường phát triển lên tầm cao mới, đáp ứng kịp thời trước đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.

- Trường THCS Tân Quang nằm ở gần trung tâm của huyện Văn Lâm, là xã có thế mạnh về kinh tế, văn hóa của xã, trình độ dân trí cao, là địa phương có truyền thống hiếu học…nên đòi hỏi quy mô trường lớp phải xứng tầm với vị thế, chất lượng giáo dục của nhà trường phải phấn đấu đạt tốp đầu trong huyện.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân phải được nâng lên rất nhiều để theo kịp xu hướng phát triển của thế giới.

- Trong các năm học tới, sĩ số học sinh tăng nhanh đòi hỏi cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường: Xây mới bổ sung thêm phòng học, sửa chữa nâng cấp các phòng học chức năng, đầu tư trang thiết bị dạy học…. để đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo.

- Hàng năm số học sinh sau khi hoàn thành chương trình Tiểu học có khoảng từ 13-20 học sinh giỏi xuất sắcchuyển lên học tại trường CLC Dương Phúc Tư, đây là thách thứclớn trong công tác mũi nhọn, bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường.

3. Xác định các vấn đề ưu tiên

- Kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành của Ban giám hiệu theo hướng chuyên biệt hoá với sự phân công phụ trách các mảng công việc. Xây dựng nền nếp làm việc khoa học trong nhà trường.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

-Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực của mỗi học sinh; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học và quản lý.

- Triển khai chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường tổ chức các hoạt động tập thểtrong chương trình giáo dục trải nghiệm sáng tạo; tạo nhiều hoạt động giao lưu để học sinh có điều kiện thích ứng và hoà nhập. Tăng cường trao đổi, hợp tác và tư vấn nghề cho học sinh.

- Tham mưu xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hoá với quy hoạch hợp lý và mua sắm mới trang thiết bị hiện đại để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Duy trì và phát huy cảnh quan nhà trường khang trang, sạch đẹp, tạo dựng môi trường an toàn và thân thiện Xanh-Sạch-Đẹp, tiến tới xây dựng thành công trường học hạnh phúc.

- Thực hiện đánh giá các hoạt động của nhà trường về công tác quản lý và giảng dạy theo bộ tiêu chuẩn đã quy định, có giải pháp định hướng thúc đẩy thông qua kiểm tra, đánh giá, tổng kết.Quản lý nhà trường theo bộ tiêu chuẩn đánh giá trường phổ thông.

 

PHẦN II

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

I. Sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi

1. Sứ mệnh

- Tạo dựng môi trường làm việc kỉ cương, chủ động, sáng tạo để cán bộ, giáo viên, nhân viên tâm huyết nêu cao vai trò trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên tâm với tập thể, có tinh thần vượt khó và có ý chí khao khát được cống hiến và có khát vọng vươn lên.

- Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện thân thiện, nề nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội học tập, rèn luyện, phát triển tối đa năng lực của bản thân, biết ứng xử văn hóa, giao tiếp văn minh lịch sự, thích ứng với sự phát triển của xã hội để trở thành những công dân tốt.

2.Tầm nhìn

- Là một trường có nhiều sự chuyển biến về chất lượng giáo dục, trường đã đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001- 2010, đạt Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2, nhiều năm liền là tập thể Lao động tiên tiến, tập thể Lao động xuất sắc. Giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn lên, đưa nhà trường trở thành đơn vị có chất lượng giáo dục cao. Đây là cơ sở thuận lợi để nhà trường có định hướng trong việc xây dựng nhà trường thành đơn vị giáo dục xuất sắc.

- Trong giai đoạn 2020 - 2025 duy trì ổn định về quy mô trường lớp (Trường loại III-lên loại II năm học 2023-2024), từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Nhà trường đăng ký đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 và Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 vào tháng 12 năm 2021.

- Xây dựng nhà trường giữ vững tiêu chuẩn “Trường học thân thiện-Học sinh tích cực”, phấn đấu đạt tiêu chuẩn “Trường học hạnh phúc” vào năm 2025. Là nơi cha mẹ học sinh luôn tin tưởng và lựa chọn để con em mình học tập và rèn luyện; Giáo dục học sinh có nền tảng tri thức phổ thông toàn diện, có nhân cách và trí tuệ thời đại, có khả năng hội nhập quốc tế và thích ứng nhanh.

3. Hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường

-  Đoàn kết - Hợp tác                                 

- Trung thực - Tự trọng                                                   

- Nhân ái - Trách nhiệm                                    

- Sáng tạo - Vươn lên.

- Kỷ luật -Công bằng-Khách quan.

II. Mục tiêu và các chỉ tiêu cần đạt

1. Mục tiêu

1.1.Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục  tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

-Phương châm hành động: “Chất lượng giáo dục là uy tín, danh dự của nhà trường”, “Môi trường giáo dục là cốt lõi củng cố vị thế nhà trường”.

1.2. Các mục tiêu cụ thể

a. Mục tiêu ngắn hạn

Duy trì và nâng cao chất lượng trường chuẩn quốc gia, khẳng định thương hiệu nhà trường trên địa bàn của huyện.

Tham mưu với địa phương đầu tư tài chính xây thêm lán xe cho học sinh, đầu tư thêm phòng, máy tính phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập hoàn thành trong năm học 2021-2022

Năm học 2021-2022 được đánh giá và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1, Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2.

Nhà trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc.

b. Mục tiêu trung hạn (đến năm 2025)

Duy trì bền vững, nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1.

Tham mưu với địa phương đầu tư tài chính xây lại mới dãy nhà khu Hiệu bộ và phòng chức năng, xây thêm phòng học (xây lại phòng học khu nhà 3 tầng cũ được xây dựng từ năm 1990) hoàn thành trong năm 2023 để đáp ứng đủ số phòng học cho học sinh năm học 2023-2024.

Tham mưu với địa phương có lộ trình phương án mở rộng khuôn viên để đảm bảo diện tích theo quy chuẩn và có sân chơi bãi tập cho học sinh.

Năm học 2023-2024 nhà trường có 19 lớp học, đạt trường loại II.

c. Mục tiêu dài hạn (đến năm 2030)

 Chất lượng giáo dục dần được khẳng định trong tốp những trường có chất lượng giáo dục cao của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Phấn đấu các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2, Kiểm định chất lượng giáo dục đạt Mức độ 3.

Có quy mô ổn định và phát triển, tham mưu hoàn thành mở rộng khuôn viên hoặc chuyển sang vị trí quy hoạch mới với đủ diện tích quy chuẩn theo quy định, có nhà đa năng, phòng bộ môn với đầy đủ trang thiết bị, đủ các phòng chức năng, phòng học đáp ứng đủ số lớp học và sĩ số học sinh theo tiêu chuẩn trường loại II.

2.Chỉ tiêu đến năm 2025

          a. Đối với tập thể

- Nhà trường: Duy trì giữ vững danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến và Lao động xuất sắc; hàng năm đều được nhận Giấy khen của các cấp theo lộ trình đăng ký thi đua, năm sau cao hơn năm trước.Giữ vững danh hiệu cơ quan đơn vị văn hoá.

- Chi bộ: Đạt Trong sạch vững mạnh.

- Các tổ chức: Công đoàn, Chi đoàn, Liên đội đạt Vững mạnh được các cấp khen thưởng.

b. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

 Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025 đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đạt được mức sau:

- Trên 90% cán bộ giáo viên, nhân viên được đánh giá khá, giỏi về năng lực chuyên môn từ cấp trường trở lên, 40% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp tỉnh, trong đó có 5-7% đạt giỏi cấp tỉnh.

- 100% giáo viên sử dụng thành thạo, có hiệu quả các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy và quản lý giáo dục. 90% số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử.

- 100% giáo viên có chuyên môn trình độ đại học. 3% có trình độ cao học.

- 100% nhân viên có trình độ cao đẳng và đại học đúng chuyên ngành.

- 90% giáo viên nhân viên đạt danh hiệu Lao động tiên tiến trở lên, trong đó có 15% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên.

- 5% giáo viên nhân viên được cấp trên khen thưởng hàng năm

c. Học sinh

-Qui mô lớp học, sĩ số học sinh đến năm 2025

 

Năm học

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

Toàn trường

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

2020 - 2021

194

4

186

4

171

4

161

4

712

16

2021 - 2022

165

4

193

4

184

4

170

4

712

16

2022 - 2023

200

5

163

4

193

4

182

4

738

17

2023 - 2024

255

6

198

5

162

4

191

4

806

19

2024 - 2025

180

4

254

6

197

5

161

4

792

19

- Hàng năm huy động 100% số học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6.

- Đảm bảo duy trì sĩ số, không có học sinh bỏ học trong suốt quá trình học tập tại trường.

-Chất lượng học tập

+ Học sinh xếp loại học lực giỏi: 10% trở lên

+ Học sinh xếp loại học lực khá: 35% trở lên

+ Học sinh xếp loại học lực yếu: Dưới 10%, không có học sinh học lực kém.

+ Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 95 % trở lên

+ Học sinh giỏi cấp huyện: đạt trên 60% học sinh dự thi

+ Học sinh giỏi cấp tỉnh: từ 1-3 em/năm

+ Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào THPT đạt trên mặt bằng chung của huyện

- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống

+ Chất lượng đạo đức: Trên 90% hạnh kiểm khá, tốt.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, xây dựng nếp sống, môi trường làm việc văn hóa, văn minh, lành mạnh; tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.

d. Cơ sở vật chất

- Tham mưu với địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường đáp ứng đủ số phòng học khi tăng mạnh sĩ số học sinh: Xây dãy nhà mới thay thế dãy nhà cũ xây dựng từ năm 1990, xây mới khu nhà Hiệu bộ với các phòng học và phòng chức năng theo đúng tiêu chuẩn quy định mới của Bộ GD&ĐT, trang thiết bị dạy học trong các phòng học đầy đủ, hiện đại.

- Xây dựng 01 nhà tập đa năng diện tích 700-1.000m2, bể bơi có đủ trang thiết bị tối thiểu cho hoạt động thể dục thể thao chính khóa và ngoại khóa của học sinh.

- Xây dựng thêm 01 lán để xe cho học sinh, diện tích 300-500m2.

-Tăng cường trang thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại, phấn đấu đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất theo yêu cầu của giai đoạn mới.

- Tham mưu với địa phương mở rộng khuôn viên hoặc chuyển sang vị trí quy hoạch mới với đủ diện tích quy chuẩn theo quy định, đảm bảo có đủ các phòng chức năng, phòng bộ môn, phòng học và có sân chơi bãi tập cho học sinh.

- Cải tạo khuôn viên nhà trường đảm bảo môi trường sư phạm “Xanh-Sạch- Đẹp-An toàn”. Giữ vững kết quả xây dựng “Trường học thân thiện-Học sinh tích cực”, tiến tới đạt đủ các tiêu chí của “Trường học hạnh phúc” vào năm 2025.

III.Các giải pháp thực hiện

  1. Giải pháp chung 

Tuyên truyền cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và nhân dân về nội dung phương hướng chiến lược trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa trên Website của nhà trường, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường theo các nội dung của phương hướng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020- 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí, cộng đồng trách nhiệm của tập thể sư phạm để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của phương hướng chiến lược phát triển nhà trường.

Xây dựng văn hoá nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.

Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.

2. Các giải pháp cụ thể 

2.1. Thể chế và chính sách

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác đúng luật với bên ngoài.

Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường học mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất.

Thực hiện nghiêm túc chế độ thu chi tài chính theo luật ngân sách và quy chế  chi tiêu nội bộ, công khai theo quy định. Xây dựng cơ chế tài chính minh bạch các nguồn thu, chi.

2.2.Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên để đáp ứng với yêu cầu công tác, giảng dạy của nhà trường đảm bảo Điều lệ trường phổ thông. Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường. Kiện toàn các tiểu ban để giúp việc cho nhà trường trong từng lĩnh vực hoạt động.

- Kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ trường học, xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra thường xuyên bằng nhiều hình thức. Tổ chức rút kinh nghiệm sau kiểm tra. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ chức, bộ phận phải được kiểm tra ít nhất 01 lần trong năm học.

- Củng cố Chi bộ vững mạnh, làm tốt công tác xây dựng Đảng, kết nạp từ 1- 2 đảng viên mới trong mỗi năm học. Phấn đấu có trên 70% cán bộ, giáo viên, nhân viên là đảng viên. Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, thực sự là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua, các công tác của đơn vị.

- Duy trì tốt hoạt động của tổ chức Đoàn-Đội, tạo môi trường văn hóa lành mạnh để học sinh phát triển toàn diện. Tổ chức tốt các phong trào thi đua, thực hiện tốt các cuộc vận động, đa dạng và thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao…Tích cực duy trì nền nếp, cải tiến các hoạt động có ý nghĩa thiết thực góp phần tiếp tục nâng cao chất lượng các phong trào thi đua.

- Công đoàn làm nòng cốt trong phong trào thi đua của giáo viên, phối hợp tốt với nhà trường trong việc động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thực hiện đầy đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên.

2.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ

Xây dựng và phát triển đội ngũ là nhiệm vụ của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên chứ không chỉ là nhiệm vụ của Hiệu trưởng, nó có vị trí hết sức quan trọng, là một trong những yếu tố thành bại của việc thực hiện “Chiến lược phát triển trường THCS Tân Quang giai đoạn 2020- 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”.

          Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá giỏi; có phong cách sư phạm mẫu mực; có trình độ tin học, cơ bản... Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp nhau cùng tiến bộ.

Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, nâng cao trình độ nhận thức chính trị, xã hội, thực hiện dân chủ, công bằng, công khai, không có đơn thư khiếu kiện.

          Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có tiềm năng, nòng cốt; cán bộ, giáo viên trẻ, có tài năng bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.

Định kỳ đánh giá và ghi nhận chất lượng, kết quả hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ, giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc.

Tăng cường chăm lo tới đời sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng chế độ chính sách hiện hành, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tham mưu với Hội Cha mẹ học sinh, UBND xã, Hội khuyến học xã có phần thưởng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc trong các năm học. Thực hiện tốt chế độ làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên; phát huy tối đa năng lực sở trường của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên không phân biệt bằng cấp, hợp đồng hay biên chế.

Tăng cường chỉ đạo đội ngũ giáo viên, nhân viên tích cực học tập để nâng cao hiểu biết xã hội, mở rộng kiến thức, hiểu biết pháp luật, cập nhật thông tin của đất nước, thế giới nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong để giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên tránh sa ngã trước mọi cám dỗ, góp phần đưa nhà trường phát triển.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phát động.

Tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, có khát vọng muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.

2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục và các hoạt động tập thể cho học sinh

a. Nâng cao chất lượng giáo dục

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Tăng cường giáo dục truyền thống, tuyên truyền giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, an toàn học đường, giáo dục dân số và vệ sinh môi trường; thực hiện tốt giáo dục thể chất… Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng, phát triển năng lực học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động xã hội, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có mục tiêu sống đúng, có được những kỹ năng sống cơ bản.

Chất lượng dạy - học và hiệu quả giáo dục là thước đo năng lực, phẩm chất, trí tuệ, tính trung thực, tâm và tài của người thầy. Mọi hoạt động, mọi việc làm của nhà giáo đều phải hướng đến đích là người học.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người giáo viên trong mỗi giờ lên lớp, mỗi bài soạn, mỗi tiết dạy, mỗi hoạt động tập thể đều lấy học sinh làm trung tâm, lấy học sinh để thiết kế các hoạt động. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều phải áp dụng nhuần nhuyễn “Dạy ít, học nhiều”, không còn tình trạng dạy lý thuyết suông, tổ chức nhiều hình thức học tập như học ngoài trời, dã ngoại, trải nghiệm, hoạt động STEM…Xây dựng phong trào “Đôi bạn học tập” với quan điểm “Học thầy không tày học bạn”…Tăng cường dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ và có sự luân chuyển nhóm trưởng để học sinh tập làm quen với công việc lãnh đạo. Cải tiến khâu hướng dẫn học ở nhà để học sinh có ý thức tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới.

          Quan tâm công tác giáo dục mũi nhọn, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu, nâng cao thành tích thi học sinh giỏi các cấp. Phát động sâu, rộng các cuộc thi trực tuyến, thi sáng tạo khoa học kĩ thuật; hướng dẫn cho học sinh khai thác nguồn học liệu mở. Tăng cường phụ đạo học sinh còn hạn chế về năng lực, nhận thức nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ đặc biệt là kiểm tra, dự giờ đột xuất của BGH, tổ trưởng chuyên môn đối với giáo viên. Đổi mới các hình thức sinh hoạt chuyên môn, tích cực khai thác nguồn tài liệu, trao đổi thảo luận đạt hiệu quả trang “Trường học kết nối”, tăng cường áp dụng sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục. Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.

b. Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp

Tổ chức tốt các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề hàng tháng, quy mô toàn trường hoặc theo lớp, theo khối. Các hoạt động này cần thu hút được tất cả học sinh tham gia, có tác dụng rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sống cơ bản, tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể….

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: tổ chức thi các trò chơi dân gian, thi văn nghệ, thể dục thể thao, thi khéo tay hay làm… Ngoài ra còn tổ chức các hoạt động khác như “Nói chuyện truyền thống”, chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, thi kể chuyện theo chủ đề  tùy thuộc vào nhiệm vụ năm học. Tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp đều phải lồng ghép với sinh hoạt tư tưởng, giáo dục truyền thống nhằm hướng tới mục đích “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và giúp học sinh có tinh thần khỏe mạnh.

c. Giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp cho học sinh

 Học sinh có kỹ năng sống sẽ giúp cho các em biết hòa nhập, hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội và có bản lĩnh trong cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Tổ chức nghiêm túc việc dạy các tài liệu về: kỹ năng làm chủ cuộc sống; kỹ năng phòng chống các tệ nạn xã hội; kỹ năng phòng chống nghiện hút các chất ma túy; kỹ năng làm chủ trong học tập: Tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo trong học tập; kỹ năng giao tiếp và hội nhập; kỹ năng định hướng nghề nghiệp (Hướng học và hướng nghề) sau khi tốt nghiệp THCS, xây dựng các bộ câu hỏi và trả lời về tình huống và các nội dung cần học tập. Tăng cường giáo dục giới tính và giáo dục bảo vệ môi trường…

Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống với các phương án phù hợp và linh động như: Tích hợp lồng ghép vào các bài học, các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, các tiết sinh hoạt lớp, tiết chào cờ, tiết sinh hoạt đội, các cuộc thi như “Rung chuông vàng”, “Nét đẹp đội viên”… Có biện pháp kiểm tra, giám sát cả dạy của thầy và học của trò.

2.5. Cơ sở vật chất

Tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phươngđầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phấn đấu có đủ phòng học, phòng bộ môn, khuôn viên trường, khu hiệu bộ, đảm bảo diện tích theo quy chuẩn, đáp ứng các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025 phấn đấuđạt tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2 trong giai đoạn từ năm 2025-2030.

Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, phòng học bộ môn, khu làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên, sân chơi bãi tập của học sinh, xây dựng cảnh quan trường lớp sạch đẹp, thân thiện.

Tiếp tục đầu tư máy vi tính, máy chiếu, bổ sung và nâng cấp hệ thống camera giám sát toàn bộ khu vực trường; nâng cấp trang thiết bị đảm bảo việc ứng dụng công nghệ thông tin được ổn định và theo kịp xu hướng phát triển chung của thế giới; xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên môn với nhà trường liên thông qua hệ thống nối mạng Lan và Internet, diễn đàn giáo dục trên trang“Trường học kết nối”...

2.6. Công tác xã hội hoá giáo dục

Làm tốt công tác tuyên truyền, tích cực tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đổi mới nhận thức về giáo dục, tích cực đầu tư cho giáo dục, làm tốt công tác khuyến học-khuyến tài

Tham mưu với Đảng ủy-HĐND-UBND xã, Hội Cha mẹ học sinh để huy động nguồn kinh phí xã hội hoá giáo dục hỗ trợ nhà trường nâng cấp cơ sở vật chất, hỗ trợ các hoạt động giáo dục. Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã.

Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Tích cực tuyên truyền để cha mẹ học sinh tham gia Bảo hiểm Y tế. Tổ chức tốt hoạt động y tế học đường.

Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương để nhận được sự ủng hộ và phối hợp trong công tác giáo dục.

 

 

 

PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN, THEO DÕI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

I.Tổ chức thực hiện

Phương hướng chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến nhà trường; trên trang Website của nhà trường.

Tuyên truyền để các thành viên trong hội đồng nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn 2020- 2025 và tầm nhìn đến 2030.

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của địa phương và nhà trường.

II. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược

Giai đoạn 1:Từ năm 2020- 2022

Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo theo tiêu chí của trường THCS đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1, Kiểm định chất lượng cấp độ 2.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, duy trì và giữ vững trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến và tiên tiến xuất sắc.

Giữ vững các tiêu chuẩn “Trường học thân thiện- Học sinh tích cực”

Năm học 2021-2022 thực hiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, bắt đầu thay sách giáo khoa lớp 6.

Giai đoạn 2:Từ năm 2023- 2025

Tiếp tục thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường: “Tạo dựng môi trường làm việc kỉ cương, chủ động, sáng tạo để CBGVNV tâm huyết nêu cao vai trò trách nhiệm của mỗi CBGVNV với tập thể, có tinh thần vượt khó và có ý chí khao khát được cống hiến và có khát vọng vươn lên”. “Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện thân thiện, nề nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội học tập, rèn luyện, phát triển tối đa năng lực của bản thân, biết ứng xử văn hóa, giao tiếp văn minh lịch sự, thích ứng với sự phát triển của xã hội để trở thành những công dân tốt”.

Tiếp tục phát huy, khẳng định uy tín và hình ảnh của nhà trường là một cơ sở giáo dục chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của xã hội và các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia Mức độ 1.

Ổn định quy mô nhà trường (trường Hạng II).Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đủ về số lượng, hiện đại đáp ứng đủ với thực trạng số lớp học và sĩ số học sinh tăng nhanh.

Phát triển chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững và phát huy nâng cao chất lượng đại trà hơn nữa.

Xây dựng nhà trường đạt đủ các tiêu chí của “Trường học hạnh phúc”.

Năm học 2022-2023 tiếp tục thực hiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, bắt đầu thay sách giáo khoa lớp 7.

Năm học 2023-2024 tiếp tục thực hiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, bắt đầu thay sách giáo khoa lớp 8.

Năm học 2024-2025 tiếp tục thực hiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, bắt đầu thay sách giáo khoa lớp 9.

Giai đoạn 3:Từ năm 2025- 2030

Tiếp tục thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường: “Tạo dựng môi trường làm việc kỉ cương, chủ động, sáng tạo để CBGVNV tâm huyết nêu cao vai trò trách nhiệm của mỗi CBGVNV với tập thể, có tinh thần vượt khó và có ý chí khao khát được cống hiến và có khát vọng vươn lên”. “Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện thân thiện, nề nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội học tập, rèn luyện, phát triển tối đa năng lực của bản thân, biết ứng xử văn hóa, giao tiếp văn minh lịch sự, thích ứng với sự phát triển của xã hội để trở thành những công dân tốt”.

Nâng quy mô nhà trường lên trường Hạng II.

Giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng với các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Bổ sung cơ sở vật chất trường đầy đủ, hiện đại.

Giữ vững nhà trường đạt “Trường học hạnh phúc”.

III.Phân công nhiệm vụ cụ thể

1. Đối với Hiệu trưởng

- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học cụ thể:

+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường.

+ Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên cứu lớn có liên quan đến đơn vị.

+ Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển.

2. Đối với Phó Hiệu trưởng

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và CSVC.

3. Đối với tổ trưởng chuyên môn

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể cho từng năm học, trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm…

Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.

Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển của tổ, hợp tác với các tổ chức trong nhà trường.

 4. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học, từng giai đoạn. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

5. Đối với học sinh

Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học Trung học phổ thông hoặc học nghề.

Ra sức rèn luyện đạo đức để trở thành những người công dân tốt.

6. Đối với Cha mẹ học sinh

Gia đình cần phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Đồng thuận nhất trí và ủng hộ các chủ trương xây dựng và phát triển nhà trường.

Hỗ trợ cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

7. Các tổ chức, đoàn thể trong trường

 Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

 Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp đã đề ra trong chiến lược. Góp ý với Ban Giám hiệu điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt nhất kế hoạch chiến lược của nhà trường.

IV. Kiến nghị với các cơ quan chức năng

1. Đối với  Phòng GD&ĐT, các ban ngành củahuyện Văn Lâm

- Phê duyệt kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, giúp nhà trường thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển.

- Hỗ trợ về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để nhà trường thực hiện đúng các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Lâm tham mưu với Phòng Nội vụ, UBND huyện bổ sung biên chế đảm bảo giáo viên giảng dạy đủ theo định mức 1,9 GV/lớp và đảm bảo loại hình theo môn.

          - Chỉ đạo sát sao công tác chuyên môn dạy và học của các nhà trường. Tổ chức nhiều hội thi, nhiều sân chơi bổ ích dành cho giáo viên và học sinh. Có quy chế khen thưởng kịp thời đối với giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong năm học hoặc đột xuất trong các phong trào, các đợt thi đua để động viên tinh thần cho cá nhân và tập thể của ngành Giáo dục.

2.  Đối với UBND xã Tân Quang, UBND huyện Văn Lâm

          - Đầu tư tài chính để xây dựng cơ sở vật chất, phòng học, khu Hiệu bộ, trang thiết bị dạy học cho nhà trường đáp ứng đủ trước nhu cầu tăng mạnh về sĩ số học sinh trong các năm học tới và nhu cầu về đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông 2018.

          - Có phương án, lộ trình mở rộng diện tích cho khuôn viên nhà trường để đáp ứng đủ tiêu chuẩn về diện tích theo quy định của trường chuẩn quốc gia Mức độ 1 tiến tới đạt Mức độ 2. Diện tích được mở rộng sẽ dùng để xây nhà tập đa năng và mở rộng khu bãi tập phục vụ các tiết học thể dục và hoạt động ngoại khóa của học sinh.

 Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT Văn Lâm (để báo cáo);

- Đảng ủy-UBND xã Tân Quang (để b/c);

- BGH (để chỉ đạo)

- Tổ CM, GV, NV (để thực hiện);

- Lưu VT.

 

 

 

HIỆU TRƯỞNG

(Đã kí)

 

 

Lê Văn Dũng

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĂN LÂM

ĐÃ PHÊ DUYỆT NGÀY 10/9/2020

 

 

 

 

 

 

 


Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip